Hoạt động chung > THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIÁM SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA MTTQ VÀ CÁC TỔ CH

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIÁM SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA MTTQ VÀ CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI TỈNH GIA LAI.

07/12/2017
       Giám sát và phản biện xã hội là nhiệm vụ quan trọng trong công tác tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội. Công tác giám sát và phản biện được Hiến pháp, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ chính trị về việc ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội, Nghị quyết số 403/2017/NQLT-UBTVQH14-CP-ĐCTUBTWMTTQVN, Thông tri số 23/TTr-MTTW-BTT và các văn bản pháp luật của Nhà nước quy định cụ thể về tính chất, mục đích, nguyên tắc, đối tượng, nội dung, phạm vi, hình thức, quy trình giám sát và phản biện xã hội. Từ đó, khẳng định cơ bản đầy đủ các yếu tố cho hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc các cấp và các tổ chức chính trị-xã hội triển khai thực hiện.

        Yêu cầu đặt ra đối với hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội là một nhiệm vụ rất lớn. Trong đó, hoạt động giám sát chủ yếu dựa trên 4 hình thức: Một là, nghiên cứu, xem xét văn bản của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; hai là, tham gia giám sát với cơ quan quyền lực Nhà nước; ba là, giám sát thông qua hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng và  vận động nhân dân giám sát; bốn là, tổ chức Đoàn giám sát. Phản biện xã hội có 3 hình thức: Một là, tổ chức Hội nghị phản biện xã hội; Hai là, gửi dự thảo văn bản được phản biện xã hội đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để lấy ý kiến. Ba là, tổ chức đối thoại trực tiếp giữa Mặt trận Tổ quốc với cơ quan, tổ chức có văn bản được phản biện.
      Trong những năm qua, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp trong tỉnh luôn chủ động thực hiện vai trò giám sát thông qua việc tham gia với Đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực HĐND, các ban của HĐND tỉnh và các ngành liên quan tổ chức giám sát việc chấp hành và thực hiện pháp luật trên các lĩnh vực như: việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, khai thác chế biến khoáng sản và bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh; tình hình phát triển cây cao su trên đất nghèo theo kế hoạch phát triển 50.000 ha cao su trên địa bàn tỉnh; tình hình quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh; tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn tỉnh,… Bên cạnh đó, Mặt trận Tổ quốc các cấp và các tổ chức chính trị-xã hội đã thành lập các Đoàn giám sát tiến hành giám sát việc triển khai QCDC ở cơ sở; giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; “vệ sinh an toàn thực phẩm”; “cải cách thủ tục hành chính”; Giám sát “một số chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường phổ thông dân tộc bán trú” theo Quyết định số 85/2010/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ; giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế cho đối tượng là người nghèo, người cận nghèo… Phối hợp với Hội Nông dân tỉnh giám sát việc triển khai và thực hiện Quyết định 81/2014/ QĐ-TTg ngày 31/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ; Phối hợp Liên đoàn lao động tỉnh giám sát “việc thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ở một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và việc chi trả bảo hiểm y tế tại một số bệnh viện”. Phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tỉnh tiến hành giám sát công tác tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù tại Trại tạm giam Công an tỉnh. Ngoài ra, Mặt trận Tổ quốc tổ chức giám sát thông qua hoạt động Ban Thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng ở xã, phường, thị trấn…
2.jpg
Đoàn giám sát MTTQ tỉnh giám sát vệ sinh, an toàn thực phẩm

       Bên cạnh đó, Mặt trận Tổ quốc các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội tích cực tham gia góp ý, phản biện xã hội đối với dự thảo các Luật; chế độ, chính sách, Chỉ thị, Nghị quyết…của Quốc hội, HĐND, UBND. Qua đó, kịp thời đóng góp ý, kiến nghị với các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan. Có thể nói, đây mới chỉ là những kết quả bước đầu nhưng đã thể hiện được vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiện công tác giám sát và phản biện xã hội. Qua đó góp phần giúp cấp uỷ lãnh đạo, chỉ đạo sát với tình hình của địa phương, đồng thời chính quyền các cấp quản lý, điều hành hoạt động được tốt hơn.
Tuy nhiên, việc tổ chức giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội là một hoạt động mới, do đó trong quá trình tổ chức thực hiện vẫn còn gặp không ít khó khăn, một số đoàn thể vẫn còn lúng túng trong tổ chức giám sát và phản biện xã hội; ít cơ quan, tổ chức, đơn vị gửi văn bản yêu cầu yêu Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội tổ chức phản biện; số lượng, chất lượng giám sát và phản biện xã hội chưa thực thực sự đáp ứng được yêu cầu…
      Để phát huy tốt hơn vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác giám sát và phản biện xã hội, thời gian tới, Mặt trận Tổ quốc các cấp trong tỉnh và các tổ chức chính trị- xã hội cần thực hiện tốt một số giải pháp:
      Một là: Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị và Đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân về Quy chế giám sát và phản biện xã hội; về tính chất, mục đích, nguyên tắc, đối tượng, nội dung, phạm vi, hình thức, quy trình giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội.
      Hai là: Hằng năm, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cần chủ động lựa chọn những nội dung, vấn đề bức xúc mà xã hội quan tâm có liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và nhân dân xin ý kiến cấp ủy, xây dựng kế hoạch triển khai công tác giám sát và phản biện xã hội.
     Ba là: Trước khi tổ chức giám sát phải tập hợp đầy đủ các tài liệu liên quan đến nội dung giám sát gửi cho tất cả các thành viên của đoàn giám sát để nghiên cứu; kết thúc đợt giám sát tổ chức họp đoàn giám sát tham gia đóng góp ý kiến vào Dự thảo báo cáo tổng kết do thư ký tổng hợp.
     Bốn là: Mời các chuyên gia, nhân sỹ, trí thức, cán bộ có chuyên môn sâu, có bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thần trách nhiệm đối với công việc tham gia đoàn giám sát và các hội nghị phản biện
     Năm là: Tăng cường sự chỉ đạo của cấp ủy; Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội phối hợp chặt chẽ với chính quyền cùng cấp trong việc cung cấp thông tin, đảm bảo để Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội thực hiện tốt chức năng giám sát và phản biện xã hội theo đúng các quy định.
     Sáu là: Phát huy vai trò giám sát của Ban Thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng và vận động nhân dân tham gia giám sát.
     Bảy là: kịp thời kiến nghị với các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân thực hiện chưa đúng quy định của pháp luật; những chủ trương chính sách chưa phù hợp hoặc không còn phù hợp với quy định hiện hành để sửa chữa, bổ sung hoàn chỉnh về chính sách pháp luật.
                                                                                      -NA-
CÁC TIN KHÁC
Đức Cơ: Thăm và tặng quà các hộ nghèo, cận nghèo bị tốc mái nhà do gió lốc gây ra. (18/05/2023)
Kbang tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Mặt trận năm 2023 (17/05/2023)
Ia Grai: trao tặng nhà “Đại đoàn kết” cho hộ nghèo và khởi công xây dựng nhà tình nghĩa cho quân nhân dự bị (11/05/2023)
An Khê trao sinh kế giúp hộ nghèo phát triển kinh tế (11/05/2023)
An Khê trao tặng nhà nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo (08/05/2023)
Phú Thiện biểu dương 62 người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số (27/04/2023)
Chư Pưh ra mắt Mô hình Công viên “Đại đoàn kết” (21/04/2023)
Krông Pa hỗ trợ 250 triệu đồng làm nhà ở cho hộ nghèo (21/04/2023)
Cụm thi đua Mặt trận các tỉnh Tây Nguyên và duyên hải miền Trung ký kết giao ước thi đua (20/04/2023)
Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh Gia Lai chúc Tết Chol Chnam Thmay tại Ratanakiri (13/04/2023)
Tập huấn cho cán bộ Mặt trận cơ sở (06/04/2023)
Khảo sát xây dựng nhà “Đại đoàn kết” cho hộ nghèo (06/04/2023)
Phú Thiện bàn giao 3 căn nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo (05/04/2023)
Chư Prông: Bàn giao nhà “Đại đoàn kết” cho hộ nghèo (04/04/2023)
Lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh thăm, chúc mừng Lễ Phục sinh năm 2023 (03/04/2023)

 |<  <  5 - 6 - 7 - 8 - 9 - 10 - 11 - 12 - 13 - 14  >  >| 
Logo-MTTQ.png
Bản quyền thuộc về Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam tỉnh Gia Lai.
Phát triển bởi Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông Gia Lai.
Giấy phép số: 05/GP-TTĐT, ngày 12/9/2022 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai.
Chịu trách nhiệm: Bà Phạm Thị Lan, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam Tỉnh Gia Lai.
Địa chỉ: 26 Trần Hưng Đạo, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai
Email: ubmttq@gialai.gov.vn. Điện thoại: 0269.3874746, Fax: 0269.3824290


 Chung nhan Tin Nhiem Mang