Hoạt động chung > Huyện Chư Prông: với cuộc vận động “làm thay đổi nếp nghĩ cách làm trong đồng bào Dân tộc thiểu số đ

Huyện Chư Prông: với cuộc vận động “làm thay đổi nếp nghĩ cách làm trong đồng bào Dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”

01/07/2015
          Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” do Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phát động đến nay đã đi vào đời sống của bà con nhân dân với các nội dung thiết thực. Nhận thức của người dân đã được nâng lên, họ đã chủ động hơn trong lao động sản xuất, tinh toán chi tiêu hợp lý hơn trong gia đình, biết học hỏi kinh nghiệm và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; đầu tư chăm sóc đúng thời vụ vì vậy năng suất được nâng lên.

       Chư Prông là huyện miền núi, biên giới với dân số trên 113.230 người, gồm 19 dân tộc sinh sống ở 181 thôn làng. Trong đó dân tộc thiểu số tại chỗ chiếm 47%, các dân tộc khác chiếm hơn 50%. Những năm qua bà con các dân tộc trong huyện luôn đoàn kết gắn bó tương thân tương ái giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong lao động sản xuất cùng phát triển kinh tế nâng cao đời sống. Tuy nhiên do vùng đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ dân trí, trình độ lao động thấp, một số phong tục tập quán canh tác lạc hậu còn tồn tại. Khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật, công nghệ còn hạn chế nên tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn khá cao chiếm tỷ lệ: 79%.
        Từ thực tế này, thực hiện cuộc vận động “làm thay đổi nếp nghĩ cách làm trong đồng bào Dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” Ủy ban MTTQ huyện đã chủ động phối hợp với chính quyền và các tổ chức thành viên đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đến đoàn viên, hội viên, các tầng lớp nhân dân về cuộc vận động cũng như, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan đến đời sống nhân dân. Thông qua các buổi họp dân, các hội nghị sơ, tổng kết thôn, làng; lồng ghép qua các hội thi, trong các tiêu chí của cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” , phong trào xây dựng nông thôn mới...các cuộc vận động gắn với các chương trình hoạt động, các phong trào của đơn vị mình, ngành mình như Hội Nông dân với phong trào “Gia đình nông dân thi đua SXKD giỏi, giúp nhau xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng” Hội Cựu chiến binh có phong trào “ Cựu chiến binh làm kinh tế giỏi”, Hội phụ nữ với phong trào “ 5 không, 3 sạch”....nhận thức của người dân dần thay đổi. Đặc biệt là việc tư vấn giúp đỡ hộ nghèo về nếp nghĩ, cách làm, chọn giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với khả năng của từng gia đình. Từ các mô hình điểm, người dân được hướng dẫn cụ thể trong việc chăm sóc cây trồng, vật nuôi như: Chăm bón cà phê, rào lại vườn, cải tạo vườn trồng các loại rau, củ, quả để cải thiện bữa ăn; làm chuồng trại nhốt gia súc không thả rông, vệ sinh nhà của sạch sẽ, thực hiện ăn chín uống xôi.v..v... Mặt khác tranh thủ sự hỗ trợ và huy động được các nguồn lực từ nhiều kênh trên địa bàn như các dự án từ các chương trình của Chính phủ về phục vụ dân sinh, an sinh xã hội và của các doanh nghiệp để thực hiện cuộc vận động “  Làm thay đổi nếp nghĩ cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”.
         Thực tế qua 4 năm triển khai thực hiện cuộc vận động nhận thức của người dân đã được nâng lên, họ đã chủ động hơn trong lao động sản xuất, tinh toán chi tiêu hợp lý hơn trong gia đình, biết học hỏi kinh nghiệm và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Biết cách đầu tư chăm sóc đúng thời vụ vì vậy năng suất được nâng lên và đặc biệt là người dân đã biết tận dụng trong chi tiêu, giành dụm tiết kiệm để chủ động mua phân bón chăm sóc cây trồng vụ sau và quan trọng hơn nữa là những phong tục lạc hậu trong sinh hoạt đã dân xóa bỏ như ăn bốc, tục chôn chung, thực hiện ăn chín uống sôi...mọi người đã biết đoàn kết thương yêu nhau, giúp đỡ nhau lúc khó khăn hoạn nạn, có trách nhiệm nuôi dưỡng con cái ăn học, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; đưa trẻ đến trường đúng độ tuổi v..v...
Điển hình trong cuộc vận động có thể kể đến gia đình anh Siu Ngheng ở làng Bạc 1 xã Ia Phìn- huyện Chư prông, những năm trước, gia đình anh luôn trong vòng luẩn quẩn của đói nghèo chạy ăn từng bữa, con cái không được học hành tới nơi tới chốn. Từ năm 2011 qua cuộc vận động “ Làm thay đổi nếp nghĩ cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” gia đình anh đã từng bước vươn lên thoát khỏi đói nghèo và đang dần có tích lũy. Anh Ngheng tâm sự: “ Mặc dù gia đình có 5 sào cà phê nhưng lại chẳng có thu nhập vì thực chất mình không nắm được kỹ thuật chăm cây cà phê như thế nào, hơn nữa lại không có điều kiện để đầu tư nên vườn cây đã xuống cấp cây không có trái. Gia đình chán nản và gần như bỏ hoang, cuộc sống cứ bấp bênh và nghèo đói. Nhà mình thường xuyên thiếu gạo ăn mỗi khi giáp hạt”
Từ khi được tham gia các buổi tuyên truyền, vận động thay đổi nếp nghĩ, cách làm do Ủy ban MTTQ huyện, xã tổ chức và quan trọng hơn nữa là được hỗ trợ vật tư  phân bón, được hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cải tạo cây cà phê thì đời sống của gia đình anh đã dần thay đổi. Vụ mùa 2014 với 5 sào cà phê đã cho thu hoạch 5 tấn quả tươi trị giá hơn 40 triệu đồng. Đây là kết quả sau gần 2 năm miệt mài cố gắng áp dụng khoa học kỹ thuật, đầu tư chăm bón đúng thời vụ.
       Hay như gia đình anh Siu Giâu ở xã Ia Drăng qua cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” gia đình anh đã vươn lên thoát nghèo. Bản thân anh là một người nông dân hay lam hay làm, chịu thương chịu khó nhưng cuộc sống vẫn cơ cực, năng suất sản lượng cây trồng thu về chẳng được là bao, gia đình vẫn thiếu ăn. Chỉ từ khi anh được tham gia các buổi tuyên truyền vận động, tư vấn giúp đỡ hỗ nghèo về nếp nghĩ, cách làm, chọn giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với khả năng của từng gia đình do MTTQ huyện tổ chức thì anh mới nhận ra vì sao gia đình anh luôn đói nghèo. Được sự hỗ trợ của MTTQ các cấp anh đã bắt tay vào cải tạo, chăm sóc cho vườn cà phê, đầu tư chăn nuôi, rào vườn trồng các loại rau để cải thiện bữa ăn gia đình. Đến nay chẳng những gia đình đã có cái ăn mà anh còn biết tính toán chi tiêu để giành vốn  đầu tư chăm sóc cây trồng cho vụ sau. Năm 2014 gia đình anh đã thoát nghèo.
      Qua 4 năm thực hiện cuộc vận động đã góp phần xóa hộ đói, giảm hộ nghèo trên địa bàn huyện từ 21% (năm 2011) thì đến hết năm 2014 đã giảm xuống còn 12,35%. Những kết quả trên là động lực giúp cho Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động trong thời gian đến để góp phần giảm hộ nghèo trên địa bàn huyện./.
                                                                         Lê Thị Phú
                                             Ủy viên Thường trực MTTQ huyện Chư Prông
CÁC TIN KHÁC
Đak Đoa hoàn thành Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nhiệm kỳ 2024 - 2029 (27/03/2024)
Mang Yang: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam xã Đak Jơ Ta lần thứ V, nhiệm kỳ 2024-2029 (27/03/2024)
Cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức và người lao động năm 2024 (25/03/2024)
Tổ chức Hội nghị xây dựng mô hình điểm về nông thôn mới năm 2024 (25/03/2024)
Đức Cơ: Tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật (19/03/2024)
Đak Đoa: Hội nghị Sơ kết việc thực hiện Quy chế phối hợp công tác giữa Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện năm 2023 và phương hướng nhiệm vụ năm... (19/03/2024)
Đak Đoa: Bàn giao nhà Đại đoàn kết tại xã Hà Bầu (11/03/2024)
TỔ CHỨC HỘI NGHỊ GẶP MẶT ĐẠI DIỆN CÁC TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỨC CƠ NHÂN DỊP ĐẦU XUÂN GIÁP THÌN NĂM 2024 VÀ KÝ KẾT CHƯƠNG TRÌNH PHỐI HỢP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG & ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU GIAI ĐOẠN 2024-2026 (11/03/2024)
Ông Trần Minh Sơn giữ chức Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai (04/03/2024)
Tập trung phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ an ninh, quốc phòng địa bàn Tây Nguyên (04/03/2024)
Chư Sê: Đại hội điểm MTTQ Việt Nam cấp xã nhiệm kỳ 2024 – 2029 tại xã Bờ Ngoong (04/03/2024)
Đak Pơ tổ chức gặp mặt chức sắc, chức việc, các tôn giáo nhân dịp xuân Giáp Thìn năm 2024 (01/03/2024)
Gia Lai: Gặp mặt các chức sắc, chức việc đại diện các tôn giáo nhân dịp đầu Xuân Giáp Thìn (29/02/2024)
Gia Lai: 19 xã, phường hoàn thành Đại hội Mặt trận Tổ quốc nhiệm kỳ 2024-2029 (26/02/2024)
Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Nam Yang thành công tốt đẹp (26/02/2024)

 |<  < 1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9 - 10  >  >| 
Logo-MTTQ.png
Bản quyền thuộc về Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam tỉnh Gia Lai.
Phát triển bởi Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông Gia Lai.
Giấy phép số: 05/GP-TTĐT, ngày 12/9/2022 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai.
Chịu trách nhiệm: Bà Phạm Thị Lan, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam Tỉnh Gia Lai.
Địa chỉ: 26 Trần Hưng Đạo, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai
Email: ubmttq@gialai.gov.vn. Điện thoại: 0269.3874746, Fax: 0269.3824290


 Chung nhan Tin Nhiem Mang